Bà bầu bị covid nên làm gì?

Bà bầu bị covid nên làm gì?

Tránh lây nhiễm covid là ưu tiên hàng đầu của phụ nữ mang thai. Nhưng nếu không may bạn nhiễm phải loại virus này, hãy ghi nhớ những việc cần làm để giảm tối đa nguy cơ biến chứng sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

Lưu ý: tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, các thông tin bên dưới của bài viết tham khảo giúp bà bầu bị covid có thể chăm sóc bản thân và thai nhi tốt hơn.

Dấu hiệu cho thấy mẹ bầu mắc Covid-19

Thời gian ủ bệnh Covid-19 là từ 2 – 14 ngày, trung bình 5 – 7 ngày. Các dấu hiệu khởi phát bệnh bao gồm: (1)

  • Sốt và lạnh người,
  • Viêm họng, ho khan hoặc ho có đờm, khó thở, hơi thở ngắn, thở gấp;
  • Mệt mỏi, đau cơ, nhức mỏi toàn thân;
  • Đau đầu, mất vị giác hay khứu giác;
  • Nghẹt mũi, sổ mũi;
  • Nôn, cảm giác buồn nôn;
  • Tiêu chảy.

Khi nhiễm SARS-CoV-2 thể nhẹ, người nhiễm thường tự hồi phục sau khoảng 7-10 ngày. Khoảng 80% người nhiễm Covid không có triệu chứng. Gần 20% người nhiễm Covid diễn biến nặng, trong đó 5% cần điều trị hồi sức tích cực do thở nhanh, khó thở, tím tái, hội chứng suy hô hấp cấp ,suy chức năng thận, cơ tim…

Bà bầu bị covid nên làm gì:

  1. Điều quan trọng là các thai phụ cần giữ tâm lý bình tĩnh, không hoảng loạn bởi nhiều bệnh cũng gây ra các triệu chứng tương tự, ví dụ như viêm họng, cúm…
  2. Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, nhất là khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Nhiệt độ bình thường từ 36 – 37,5 độ C, sốt nhẹ từ 37 – 38 độ, sốt vừa 38 – 39 độ, sốt cao 39 – 40 độ, sốt quá cao trên 40 độ. Uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C. Một số loại thuốc mẹ bầu có thể dùng:
    • Paracetamol: có tác dụng sau khoảng 30 phút, không nôn nóng uống quá liều. Mỗi lần uống cách nhau 4 giờ đồng hồ, tối đa 2 – 4 viên/ngày. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp có bệnh lý về gan trước đó.
    • Ibuprofen: Nếu không có hoặc dị ứng với Paracetamol, thai phụ có thể dùng Ibuprofen. Lưu ý là Ibuprofen không dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ và phụ nữ cho con bú.
    • Khi sốt trên 38,5 độ C nhưng bị dị ứng với Ibuprofen và Paracetamol, bạn nên cân nhắc dùng thêm thuốc khác như Aspirin, Celecoxib, Diclofenac.
  3. Nếu xuất hiện triệu chứng sốt 38 độ C trở lên, ho, mất khứu giác, khó thở, tức ngực… thai phụ cần báo ngay cho cơ sở y tế địa phương hoặc liên lạc với bác sĩ khám thai cho mình hoặc gọi điện thoại Đường dây nóng 115 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
  4. Uống đủ nước: 40ml/kg cân nặng/ngày. Bù nước bằng nước điện giải Oresol.
  5. Nên tập hít thở sâu: Việc hít thở sâu sẽ giúp cơ thể tăng cường chức năng phổi và đào thải độc tố ra bên ngoài. Mỗi ngày nên tập hít thở sâu 15 phút, khi hít vào thì bụng phình ra và khi thở ra thì bụng xẹp lại. Lưu ý rằng nên bổ sung vitamin C cách từ 1-2 tiếng trước khi uống thuốc để tránh giảm tác dụng của thuốc. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ giúp thai phụ và thai nhi tránh được các vấn đề liên quan đến thiếu hụt vi chất dinh dưỡng mà còn giúp tăng đề kháng của cơ thể, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19, bảo vệ mẹ và con tốt hơn
  6. Ngoài việc uống thuốc bổ như canxi, viên sắt thì thai phụ mắc COVID-19 cần bổ sung thêm các loại vitamin C bằng thực phẩm tự nhiên như cam, quýt, bưởi, xoài…; vitamin D, kẽm, các loại vitamin B để hỗ trợ phát triển hệ xương thai nhi tăng cường hệ miễn dịch.
  7. Thai phụ cần duy trì chế độ ăn với 4 nhóm chất: chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nên tăng cường nhiều hoa quả tươi, rau xanh, bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ tự nhiên; Chế độ ăn nhiều acid béo như hải sản, cá biển…;
  8. Uống đủ nước 40ml/ kg/ ngày;
  9. Nghỉ ngơi thư giãn, có thể nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi ngủ;
  10. Giữ ấm cơ thể bằng cách uống nước ấm, lau người bằng nước ấm; Tập luyện hay vận động nhẹ nhàng…
  11. Lưu số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ.
  12. Nhập viện ngay khi có các triệu chứng trể nặng, cụ thể:
    • Dấu hiệu nặng: Thở nhanh với nhịp hơn 20 lần/phút, sốt cao trên 38.5 độ C, nồng độ bão hòa oxy trong máu ở mức dưới 95%, cảm giác đau tức ngực khó chịu.

    • Dấu hiệu cấp cứu nguy hiểm: thở nhanh với nhịp hơn 30 lần/phút, tím môi hoặc đầu chi, người lừ đừ, li bì, khó đánh thức.

20220427 Dieu Tri Covid Cho Ba Bau 2

Những điều bà bầu mắc COVID-19 không được làm

  • Không liên hệ với bác sĩ mà tự tìm các cách phòng bệnh trên mạng, tự ý sử dụng thuốc theo kiểu “truyền tai”, thai phụ tự ý dùng thuốc kháng virus như Morlupiravir, Favipiravirg Abidol,…;
  • Tuyệt đối không dùng chống viêm ức chế miễn dịch cho mẹ khi chưa có chỉ định bác sĩ (Medrol, Prednisonon, Mythypresnisonon,…);
  • Không dùng các thuốc Đông y, thuốc Nam khi chưa có ý kiến của bác sĩ;
  • Không tự ý mua thuốc theo đơn của người khác hay nghe người xung quanh hoặc đọc trên mạng…

Một số thắc mắc thường gặp khi bà bầu mắc covid-19:

Bà bầu mắc covid có nguy hiểm không?

Đối với thai phụ bình thường

Phụ nữ mang thai khỏe mạnh khi mắc Covid-19 tăng nguy cơ sinh non (sinh con trước khi đủ 37 tuần), thai chậm phát triển, thai lưu…Thường xảy ra ở giai đoạn sớm trong những tuần đầu hoặc ba tháng đầu thai kỳ.

Trong quá trình điều trị, tùy thuộc vào tuổi thai và tình trạng sức khỏe của thai phụ, các bác sĩ sản khoa sẽ hội chẩn cùng bác sĩ chuyên khoa nội , hồi sức ..để có hướng điều trị thích hợp.

Đối với thai phụ có bệnh lý

Những phụ nữ mang thai có các bệnh lý: đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp …mới xuất hiện trong thai kỳ hoặc có sẵn trước đó, nếu nhiễm Covid-19 thì tăng nguy cơ nhập viện, tăng nguy cơ bệnh chuyển nặng. Vì vậy, sẽ tăng nguy cơ sanh non, thai chết lưu… Tuỳ thuộc vào tình trạng hô hấp và các chức năng sống của mẹ và tuổi thai, bác sĩ sẽ cân nhắc chấm dứt thai kỳ trước ngày dự sinh hay không.

Điều trị Covid-19 cho thai phụ có gì đặc biệt?

Thai phụ mắc Covid-19 cũng giống như các trường hợp bình thường khác, chủ yếu điều trị triệu chứng. Quan trọng là phát hiện bệnh sớm, từ đó có biện pháp kiểm soát, không để người bệnh thiếu oxy kéo dài.

Mẹ bầu bị Covid có ảnh hưởng đến con không?

Chưa có bằng chứng về khả năng lây truyền Covid từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó, cũng chưa có bằng chứng về mẹ nhiễm SARS-CoV-2 trong thời gian mang thai có thể gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai.

Nguy cơ lây truyền theo chiều dọc trước khi sinh dường như không có hoặc thấp.

Khi mẹ mắc Covid-19, em bé có được bú sữa mẹ?

Nguy cơ lây truyền SARS-CoV-2 trong sữa mẹ thấp hoặc không có. Nếu mẹ mắc Covid-19 nhưng vẫn muốn cho con bú sữa mẹ, nên vắt sữa rồi nhờ người nhà cho trẻ ăn. Sản phụ cần rửa tay sạch sẽ trước khi vắt sữa cũng như trước khi chạm tay vào các bộ phận của máy hút sữa và bình sữa.

Nếu mẹ mắc Covid-19 chọn cho con bú trực tiếp, phải đeo khẩu trang và rửa tay trước mỗi lần cho bé ăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.